Kính thưa toàn thể nhân dân!
Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho
đàn gia súc, gia cầm, nhiều năm qua cho thấy đàn gia súc, gia cầm được tiêm
đúng, tiêm đủ các loại vắc xin theo đúng yêu cầu sẽ tạo miễn dịch chủ động cho
đàn gia súc, gia cầm ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe
động vật, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khoẻ con người. Việc
chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc
của Nhà nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm; các
hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng, làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm
ở gia súc, gia cầm trên địa bàn xã phải chịu trách nhiệm theo quy định hiện
hành. Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 15 tháng 9 năm 2017 Quy định một số điều như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng
đối với hành vi không chấp hành lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán bệnh
động vật theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y không theo hướng dẫn của nhà sản xuất
hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Không báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý
chuyên ngành thú y hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện thuốc thú y gây
hại cho động vật, môi trường và con người.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành
vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp
xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất hoặc nhân viên thú y
cấp xã khi phát hiện và biết động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do
bệnh truyền nhiễm.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành
vi không báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y kết quả xét nghiệm xác định
động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh
mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành
vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây:
a) Vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản
phẩm của chúng ra môi trường;
b) Buôn bán con giống mắc bệnh truyền nhiễm.
Điều 6. Vi phạm quy định chung về chống dịch bệnh động vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành
vi không thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản
lý chuyên ngành thú y.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây:
a) Khai báo không đúng số lượng, khối lượng động vật mắc bệnh,
chết, sản phẩm động vật nhiễm bệnh phải tiêu hủy với mục đích trục lợi;
b) Khai báo không đúng số lượng, khối lượng vật tư, hóa chất để
phòng, chống dịch bệnh động vật với mục đích trục lợi;
c) Cung cấp thông tin không chính xác về dịch bệnh động vật cho
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc nhân viên
thú y cấp xã.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành
vi vận chuyển động vật mẫn cảm với dịch bệnh đã công bố và sản phẩm của chúng
qua vùng có dịch bệnh động vật mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền nơi
có dịch.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây:
a) Tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc
bệnh, chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy theo quy
định của pháp luật;
b) Không chấp hành biện pháp xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh,
động vật có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm của động vật mang mầm bệnh theo yêu cầu
của cơ quan có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành
vi vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm hoặc chất thải của động vật mang mầm
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang được công bố ra khỏi vùng có dịch khi không
được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.
Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng
đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp
phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc
phải tiêm phòng;
b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có
người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành
vi không thực hiện cách ly, chăm sóc, chữa bệnh cho động vật mắc bệnh, có dấu
hiệu mắc bệnh, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt
buộc.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành
vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành
vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây
giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa theo quy định.
7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây: Giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc
bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động
vật phải công bố dịch;
Trong giai đoạn hiện nay, việc tiêm phòng cho động vật là hết
sức cần thiết để bảo vệ tài sản của mình và những người xung quanh. Việc không
chấp hành tiêm phòng sẽ tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh gây ra hậu quả khôn lường và
là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, UBND txã Gia Phương yêu cầu tất cả bà
con có vật nuôi chấp hành tốt việc đăng ký tiêm phòng, nộp tiền và tiêm phòng
vật nuôi theo đúng quy định của nhà nước.
Xin trân trọng cảm ơn toàn thể
nhân dân đã đón nghe!
Nhân viên thú y xã: Nguyễn Thị Hằng